hoclaixeanthai
Member
- Bài viết
- 88
- Điểm tương tác
- 0
- Điểm
- 6
- Chủ đề Author
- #1
Lái xe vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên, tuân theo hiệu lệnh của cảnh sát giao thông hoặc trong trường hợp đèn tín hiệu bị trục trặc sẽ không bị xử phạt.
Những trường hợp vượt đèn đỏ nhưng không bị xử phạt
Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 168/2024 chính thức có hiệu lực, quy định mức xử phạt nghiêm khắc đối với hành vi vi phạm tín hiệu đèn giao thông. Cụ thể, người điều khiển ôtô vượt đèn đỏ sẽ bị phạt từ 18 – 20 triệu đồng, tăng đáng kể so với mức phạt trước đây là 3 – 4 triệu đồng. Đối với người lái xe máy, mức phạt tăng từ 800.000 – 1 triệu đồng lên 4 – 6 triệu đồng. Người đi bộ vi phạm cũng phải chịu mức phạt từ 150.000 – 250.000 đồng, tăng 2,5 lần so với trước.
Mức phạt vi phạm giao thông tăng mạnh từ 1/1/2025Tuy nhiên, có những trường hợp đặc biệt mà người tham gia giao thông không bị xử phạt khi vượt đèn đỏ. Theo Điều 11 của Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, thứ tự ưu tiên chấp hành báo hiệu đường bộ được quy định như sau:
Vượt đèn đỏ để nhường xe ưu tiên, xe cấp cứu có bị phạt không?
Theo Luật Xử lý vi phạm hành chính, các hành vi vi phạm hành chính trong “tình thế cấp thiết” sẽ không bị xử phạt. Điều này được áp dụng trong các trường hợp người tham gia giao thông cần ưu tiên nhường đường cho các phương tiện được quy định là xe ưu tiên.
Cụ thể, Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ liệt kê các loại xe ưu tiên bao gồm:
Do đó, khi gặp xe ưu tiên đang làm nhiệm vụ, người tham gia giao thông bắt buộc phải nhường đường, kể cả hành động vượt đèn đỏ. Đây được coi là một tình huống đặc biệt nhằm đảm bảo tính mạng và an toàn cho cộng đồng và sẽ không bị xử phạt theo quy định pháp luật.
Khi nào tài xế rẽ phải khi đèn đỏ mà không bị xử phạt?
Đối với trường hợp rẽ phải khi đèn đỏ, người điều khiển phương tiện chỉ được phép thực hiện nếu có biển báo phụ hoặc đèn tín hiệu mũi tên xanh cho phép rẽ phải. Nếu không có các chỉ dẫn này, việc rẽ phải khi đèn đỏ sẽ bị xử phạt theo quy định.
Về tín hiệu đèn vàng, luật quy định người điều khiển phương tiện phải dừng lại trước vạch dừng khi đèn vàng bật sáng. Trường hợp đã đi qua vạch dừng hoặc đang ở trên vạch dừng khi đèn vàng bật, người lái xe được phép tiếp tục di chuyển. Việc vượt đèn vàng trong các tình huống không phù hợp sẽ bị xử phạt tương tự như vượt đèn đỏ.
Như vậy, mặc dù Nghị định 168/2024 đã tăng mức xử phạt đối với hành vi vượt đèn đỏ, nhưng vẫn có những trường hợp ngoại lệ không bị xử phạt, như tuân theo hiệu lệnh của cảnh sát giao thông, nhường đường cho xe ưu tiên trong tình thế cấp thiết hoặc khi đèn tín hiệu giao thông gặp trục trặc. Người tham gia giao thông cần nắm rõ các quy định này để chấp hành đúng luật và đảm bảo an toàn cho bản thân cũng như cộng đồng.
Thông tin chi tiết bài viết: "Những trường hợp vượt đèn đỏ nhưng không bị xử phạt"
Những trường hợp vượt đèn đỏ nhưng không bị xử phạt
Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 168/2024 chính thức có hiệu lực, quy định mức xử phạt nghiêm khắc đối với hành vi vi phạm tín hiệu đèn giao thông. Cụ thể, người điều khiển ôtô vượt đèn đỏ sẽ bị phạt từ 18 – 20 triệu đồng, tăng đáng kể so với mức phạt trước đây là 3 – 4 triệu đồng. Đối với người lái xe máy, mức phạt tăng từ 800.000 – 1 triệu đồng lên 4 – 6 triệu đồng. Người đi bộ vi phạm cũng phải chịu mức phạt từ 150.000 – 250.000 đồng, tăng 2,5 lần so với trước.
Mức phạt vi phạm giao thông tăng mạnh từ 1/1/2025
- Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.
- Tín hiệu đèn giao thông.
- Biển báo hiệu đường bộ.
- Vạch kẻ đường và các dấu hiệu khác trên mặt đường.
- Cọc tiêu, tường bảo vệ, rào chắn, đinh phản quang, tiêu phản quang.
- Thiết bị âm thanh báo hiệu đường bộ.
Vượt đèn đỏ để nhường xe ưu tiên, xe cấp cứu có bị phạt không?
Theo Luật Xử lý vi phạm hành chính, các hành vi vi phạm hành chính trong “tình thế cấp thiết” sẽ không bị xử phạt. Điều này được áp dụng trong các trường hợp người tham gia giao thông cần ưu tiên nhường đường cho các phương tiện được quy định là xe ưu tiên.
Cụ thể, Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ liệt kê các loại xe ưu tiên bao gồm:
- Xe chữa cháy đang thực hiện nhiệm vụ;
- Xe của lực lượng quân sự, công an, hoặc kiểm sát đang làm nhiệm vụ khẩn cấp;
- Xe cứu thương làm nhiệm vụ cấp cứu;
- Xe hộ đê, cứu hộ, khắc phục thiên tai, dịch bệnh, hoặc các tình huống khẩn cấp khác;
- Đoàn xe được cảnh sát giao thông dẫn đường.
Do đó, khi gặp xe ưu tiên đang làm nhiệm vụ, người tham gia giao thông bắt buộc phải nhường đường, kể cả hành động vượt đèn đỏ. Đây được coi là một tình huống đặc biệt nhằm đảm bảo tính mạng và an toàn cho cộng đồng và sẽ không bị xử phạt theo quy định pháp luật.
Khi nào tài xế rẽ phải khi đèn đỏ mà không bị xử phạt?
Đối với trường hợp rẽ phải khi đèn đỏ, người điều khiển phương tiện chỉ được phép thực hiện nếu có biển báo phụ hoặc đèn tín hiệu mũi tên xanh cho phép rẽ phải. Nếu không có các chỉ dẫn này, việc rẽ phải khi đèn đỏ sẽ bị xử phạt theo quy định.
Xem thêm: Từ năm 2025, tài xế nhận thông báo phạt nguội qua ứng dụng VNeTraffic
Người điều khiển phương tiện chỉ được rẽ phải khi có biển báo phụ hoặc đèn tín hiệu mũi tên xanh cho phép rẽ phải
Trong thực tế, một số trụ đèn tín hiệu giao thông có thể gặp trục trặc, như đèn đột ngột chuyển màu hoặc không đồng bộ với thời gian đếm giây, dẫn đến việc người tham gia giao thông vô tình vi phạm. Đại diện Cục Cảnh sát giao thông khẳng định rằng trong những trường hợp này, lực lượng chức năng sẽ không xử phạt người dân. Nếu người dân nhận được thông báo phạt nguội trong các tình huống này, họ có quyền khiếu nại để được xem xét và giải quyết.Người điều khiển phương tiện chỉ được rẽ phải khi có biển báo phụ hoặc đèn tín hiệu mũi tên xanh cho phép rẽ phải
Về tín hiệu đèn vàng, luật quy định người điều khiển phương tiện phải dừng lại trước vạch dừng khi đèn vàng bật sáng. Trường hợp đã đi qua vạch dừng hoặc đang ở trên vạch dừng khi đèn vàng bật, người lái xe được phép tiếp tục di chuyển. Việc vượt đèn vàng trong các tình huống không phù hợp sẽ bị xử phạt tương tự như vượt đèn đỏ.
Như vậy, mặc dù Nghị định 168/2024 đã tăng mức xử phạt đối với hành vi vượt đèn đỏ, nhưng vẫn có những trường hợp ngoại lệ không bị xử phạt, như tuân theo hiệu lệnh của cảnh sát giao thông, nhường đường cho xe ưu tiên trong tình thế cấp thiết hoặc khi đèn tín hiệu giao thông gặp trục trặc. Người tham gia giao thông cần nắm rõ các quy định này để chấp hành đúng luật và đảm bảo an toàn cho bản thân cũng như cộng đồng.
Thông tin chi tiết bài viết: "Những trường hợp vượt đèn đỏ nhưng không bị xử phạt"