N
Ngọc Tuân
Guest
- Chủ đề Author
- #1
Kết quả của định giá tài sản, thẩm định giá tài sản là một trong những chứng cứ quan trọng nhằm mục đích xác định giá trị tài sản làm căn cứ để giải quyết vụ án. (Ảnh minh họa) |
[td]
[/td]

(PLVN) – Hoạt động định giá tài sản, thẩm định giá tài sản trong tố tụng dân sự là một hoạt động khá phổ biến đối với các loại tranh chấp khi giải quyết tại Tòa án. Kết quả của định giá tài sản, thẩm định giá tài sản là một trong những chứng cứ quan trọng nhằm mục đích xác định giá trị tài sản làm căn cứ để giải quyết vụ án.
Luật sư Quách Thành Lực – Giám đốc Công ty Luật TNHH Pháp Trị cho biết, theo khoản 11 Điều 4 Luật Giá 2023 thì: “Định giá là quá trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thực hiện xác định giá của hàng hóa, dịch vụ”. Đồng thời, tại khoản 16 của Điều luật này cũng quy định: “Thẩm định giá là hoạt động tư vấn xác định giá trị của tài sản thẩm định giá tại một địa điểm, thời điểm, phục vụ cho mục đích nhất định do doanh nghiệp thẩm định giá, hội đồng thẩm định giá thực hiện theo Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam”.
Bên cạnh đó, Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 (BLTTDS 2015) cũng đã cụ thể hóa nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự về quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự, đã khắc phục một số hạn chế về hoạt động định giá tài sản tại BLTTDS 2004 bằng việc bổ sung thêm việc các đương sự có quyền cung cấp, thống nhất thỏa thuận giá trị tài sản tranh chấp, hoặc lựa chọn tổ chức thẩm định giá để định giá tài sản làm căn cứ cho việc giải quyết vụ án.
Tuy nhiên, ngoài Điều 104 BLTTDS 2015 quy định về định giá tài sản, thẩm định giá tài sản thì không có văn bản nào hướng dẫn chi tiết về hoạt động này ngoại trừ Thông tư liên tịch số 02/2014/TTLT-TANDTC-
VKSNDTC-BTP-BTC ngày 28/3/2014 hướng dẫn thi hành Điều 92 BLTTDS đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLTTDS về định giá tài sản, thẩm định giá tài sản và đã hết hiệu lực.
“Nghiên cứu các quy định trên, có thể đưa ra định nghĩa: Định giá tài sản, thẩm định giá tài sản trong hoạt động tố tụng là việc xác định giá trị tài sản tranh chấp làm căn cứ cho việc giải quyết vụ án. Hoạt động định giá tài sản được Tòa án quyết định và Tòa án tiến hành thành lập Hội đồng định giá. Hoạt động thẩm định giá tài sản do các bên đương sự quyết định và lựa chọn tổ chức thẩm định giá đủ điều kiện theo trình tự và thủ tục do BLTTDS quy định” – Luật sư Lực cho hay.
Cùng quan điểm với đồng nghiệp, Luật sư Lê Hiếu – Giám đốc Công ty Luật TNHH Hiếu Hùng cho biết thêm, theo khoản 5 Điều 104 BLTTDS 2015 quy định về định giá lại tài sản: “Việc định giá lại tài sản được thực hiện trong trường hợp có căn cứ cho rằng kết quả định giá lần đầu không chính xác hoặc không phù hợp với giá thị trường nơi có tài sản định giá tại thời điểm giải quyết vụ án dân sự”.
Nghiên cứu tiếp Điều 18 Thông tư liên tịch số 02/2014/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP-BTC quy định về định giá lại tài sản thì Tòa án đang giải quyết ra Quyết định định giá lại tài sản theo đơn yêu cầu của một hoặc các bên đương sự khi có căn cứ rõ ràng cho thấy kết quả định giá tài sản không phù hợp với giá thị trường nơi có tài sản định giá tại thời điểm định giá hoặc có căn cứ cho thấy Hội đồng định giá đã tiến hành định giá thiếu trung thực, khách quan.
Việc định giá lại tài sản do Hội đồng định giá khác thực hiện, thủ tục thành lập và các quy định về Hội đồng định giá lại tài sản thực hiện như Hội đồng định giá quy định tại Thông tư liên tịch này.
Theo Điều luật trên thì việc định giá lại tài sản chỉ bao gồm việc định giá lại đối với kết quả định giá do Tòa án ban hành quyết định định giá được tiến hành bởi Hội đồng định giá do Tòa án thành lập mà không bao gồm kết quả định giá do các bên lựa chọn tổ chức thẩm định giá định giá tài sản.
“Cùng với đó, tại khoản 5 Điều 104 BLTTDS 2015 quy định, việc định giá lại tài sản khi có căn cứ cho rằng kết quả định giá lần đầu không chính xác hoặc không phù hợp với giá thị trường nơi có tài sản định giá tại thời điểm giải quyết vụ án dân sự. Vậy khi đương sự có yêu cầu định giá lại phải chứng minh được căn cứ hợp pháp và được Tòa án chấp nhận thì mới được quyền yêu cầu định giá lại” – Luật sư Hiếu nhấn mạnh.
Luật sư Quách Thành Lực – Giám đốc Công ty Luật TNHH Pháp Trị cho biết, theo khoản 11 Điều 4 Luật Giá 2023 thì: “Định giá là quá trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thực hiện xác định giá của hàng hóa, dịch vụ”. Đồng thời, tại khoản 16 của Điều luật này cũng quy định: “Thẩm định giá là hoạt động tư vấn xác định giá trị của tài sản thẩm định giá tại một địa điểm, thời điểm, phục vụ cho mục đích nhất định do doanh nghiệp thẩm định giá, hội đồng thẩm định giá thực hiện theo Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam”.
Bên cạnh đó, Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 (BLTTDS 2015) cũng đã cụ thể hóa nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự về quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự, đã khắc phục một số hạn chế về hoạt động định giá tài sản tại BLTTDS 2004 bằng việc bổ sung thêm việc các đương sự có quyền cung cấp, thống nhất thỏa thuận giá trị tài sản tranh chấp, hoặc lựa chọn tổ chức thẩm định giá để định giá tài sản làm căn cứ cho việc giải quyết vụ án.
Tuy nhiên, ngoài Điều 104 BLTTDS 2015 quy định về định giá tài sản, thẩm định giá tài sản thì không có văn bản nào hướng dẫn chi tiết về hoạt động này ngoại trừ Thông tư liên tịch số 02/2014/TTLT-TANDTC-
VKSNDTC-BTP-BTC ngày 28/3/2014 hướng dẫn thi hành Điều 92 BLTTDS đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLTTDS về định giá tài sản, thẩm định giá tài sản và đã hết hiệu lực.
“Nghiên cứu các quy định trên, có thể đưa ra định nghĩa: Định giá tài sản, thẩm định giá tài sản trong hoạt động tố tụng là việc xác định giá trị tài sản tranh chấp làm căn cứ cho việc giải quyết vụ án. Hoạt động định giá tài sản được Tòa án quyết định và Tòa án tiến hành thành lập Hội đồng định giá. Hoạt động thẩm định giá tài sản do các bên đương sự quyết định và lựa chọn tổ chức thẩm định giá đủ điều kiện theo trình tự và thủ tục do BLTTDS quy định” – Luật sư Lực cho hay.
Cùng quan điểm với đồng nghiệp, Luật sư Lê Hiếu – Giám đốc Công ty Luật TNHH Hiếu Hùng cho biết thêm, theo khoản 5 Điều 104 BLTTDS 2015 quy định về định giá lại tài sản: “Việc định giá lại tài sản được thực hiện trong trường hợp có căn cứ cho rằng kết quả định giá lần đầu không chính xác hoặc không phù hợp với giá thị trường nơi có tài sản định giá tại thời điểm giải quyết vụ án dân sự”.
Nghiên cứu tiếp Điều 18 Thông tư liên tịch số 02/2014/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP-BTC quy định về định giá lại tài sản thì Tòa án đang giải quyết ra Quyết định định giá lại tài sản theo đơn yêu cầu của một hoặc các bên đương sự khi có căn cứ rõ ràng cho thấy kết quả định giá tài sản không phù hợp với giá thị trường nơi có tài sản định giá tại thời điểm định giá hoặc có căn cứ cho thấy Hội đồng định giá đã tiến hành định giá thiếu trung thực, khách quan.
Việc định giá lại tài sản do Hội đồng định giá khác thực hiện, thủ tục thành lập và các quy định về Hội đồng định giá lại tài sản thực hiện như Hội đồng định giá quy định tại Thông tư liên tịch này.
Theo Điều luật trên thì việc định giá lại tài sản chỉ bao gồm việc định giá lại đối với kết quả định giá do Tòa án ban hành quyết định định giá được tiến hành bởi Hội đồng định giá do Tòa án thành lập mà không bao gồm kết quả định giá do các bên lựa chọn tổ chức thẩm định giá định giá tài sản.
“Cùng với đó, tại khoản 5 Điều 104 BLTTDS 2015 quy định, việc định giá lại tài sản khi có căn cứ cho rằng kết quả định giá lần đầu không chính xác hoặc không phù hợp với giá thị trường nơi có tài sản định giá tại thời điểm giải quyết vụ án dân sự. Vậy khi đương sự có yêu cầu định giá lại phải chứng minh được căn cứ hợp pháp và được Tòa án chấp nhận thì mới được quyền yêu cầu định giá lại” – Luật sư Hiếu nhấn mạnh.
Gia Hải – Hồng Thương
Rate this post
Bài viết Định giá và thẩm định giá tài sản trong tố tụng dân sự: Hiểu thế nào cho đúng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Công ty TNHH Định giá Bến Thành – Hà Nội.
Tiếp tục đọc...